I. HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH:
Hàng rào phòng mối bao ngoài là phần đất sát chân tường phía ngoài công trình được xử lý hóa chất để tạo thành lớp ngăn cách cản trở mối xâm nhập từ bên ngoài vào công trình hoặc từ nền đất theo tường lên phần trên của công trình.

Tùy theo từng công trình, hàng rào phòng mối bao ngoài có thể được thiết lập theo một trong các phương pháp sau:

I.1. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN NGOÀI (MÃ HIỆU B.10)
Đào hào rộng 50cm, sâu 60 – 80 cm sát chân tường phía ngoài. Lấp đất hoặc cát trở lại hào, đồng thời tiến hành xử lý phần đất hoặc cát đó bằng thuốc PMs 100 bột, thuốc Wopro2 10FG, Map Boxer 30EC hoặc các loại thuốc phòng mối tương đương.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền

2. Nội dung công việc:

– Xác định vị trí hào theo bản vẽ thiết kế

– Đào hào theo kích cỡ thiết kế. Trong khi đào, nếu phát hiện có tổ mối ở vị trí hào hoặc khu vực liền kề phải tiến hành xử lý diệt mối.

– Lấp hào bằng đất vừa đào lên hoặc bằng cát đen theo từng lớp 15 – 20cm. Trong quá trình lấp, nhặt bỏ rễ cây, các mảnh gỗ, gạch đá có kích thước to ra khỏi hào. Nếu có cốt pha kẹt không tháo bỏ được phải phun xử lý bằng thuốc bảo quản.

– Xử lý từng lớp đất bằng dung dịch EC tương đương hoặc rải thuốc PMs 100 bột, thuốc Wopro210FG, Map Boxer 30EC.

– Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý.

3. Định mức công tác xử lý 1m3 hào phòng mối bao ngoài

I.2. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN NGOÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN BƠM THUỐC: (MÃ HIỆU B.11)
Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách khoan lỗ và bơm hóa chất xuống các lỗ khoan.

1. Điều kiện áp dụng:

Định mức trên áp dụng cho công trình cải tạo và đang sử dụng.

2. Nội dung công việc:

– Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế

– Khoan các lỗ khoan (từ 1 đến 3 hàng rào) nằm dọc theo chân tường, cách nhau 30 – 35cm, sâu 30 – 35 cm, rộng phi 18 – 22 mm.

– Bơm thuốc phòng mối xuống các lỗ khoan

– Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

3. Định mức công tác xử lý cho 1 lỗ khoan hàng rào

I.3. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN NGOÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUỐN, BƠM THUỐC: (MÃ HIỆU B.12)
Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách thuốn lỗ và bơm thuốc chống mối xuống.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các công trình có nền đất là cát hoặc đất xốp.

2. Nội dung công việc:

– Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế

– Đào một lớp đất bám sát chân tường bên ngoài với kích thước rộng 50cm, sâu 10cm. Sau đó dùng máy hoặc các dụng cụ thủ công để thuốn các lỗ (từ 1 đến 3 hàng), lỗ thuốn có đường kính 18-22 mm với độ sâu từ 30 – 50cm. Lỗ thuốn cách nhau 30 dọc theo chân tường, cách chân tường 20cm. Vừa thuốn ta vừa bơm dung dịch thuốc phòng mối xuống các lỗ thuốn sao cho thuốc ngấm đều trong phạm vi ít nhất là 50cm.

– Sau khi xử lý xong lấp đất hoàn trả mặt bằng ở vị trí vừa xử lý.

>>>> Xem thêm: CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

3. Định mức tính cho 1 m:

II. HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG CÔNG TRÌNH:
– Hàng rào phòng mối bên trong là phần đất sát chân tường bên trong công trình được xử lý hóa chất để tạo thành lớp ngăn cách cản trở mối xâm nhập từ nền đất theo tường lên phần trên của công trình.

– Tùy theo từng công trình, hàng rào phòng mối bên trong có thể được thiết lập theo một trong các phương pháp sau:

II.1. TẠO HÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO HÀO (MÃ HIỆU B.20)
Đào hào rộng 40cm, sâu 40 – 50 cm sát chân tường phía ngoài. Lấp đất hoặc cát trở lại hào, đồng thời tiến hành xử lý phần đất hoặc cát đó bằng thuốc PMs 100 bột, thuốc Wopro2 10FG, Map Boxer 30EC hoặc các loại thuốc tương đương dung dịch EC.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền

2. Nội dung công việc:

– Xác định vị trí hào theo bản vẽ thiết kế

– Đào hào theo kích cỡ thiết kế. Trong khi đào, nếu phát hiện có tổ mối ở vị trí hào hoặc khu vực liền kề phải tiến hành xử lý diệt mối.

– Lấp hào bằng đất vừa đào lên hoặc bằng cát đen theo từng lớp 15 – 20cm. Trong quá trình lấp, nhặt bỏ rễ cây, các mảnh gỗ, gạch đá có kích thước to ra khỏi hào. Nếu có cốt pha kẹt không tháo bỏ được phải phun xử lý bằng thuốc bảo quản.

– Xử lý từng lớp đất bằng dung dịch EC tương đương hoặc rải thuốc PMs 100 bột, thuốc Wopro210FG, Map Boxer 30EC.

– Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý.

3. Định mức công tác xử lý 1m3 hào phòng mối bên trong

II.2. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN, BƠM THUỐC: (MÃ HIỆU B.21)
Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách khoan lỗ và bơm thuốc chống mối xuống các lỗ khoan.

1. Điều kiện áp dụng:

Định mức trên áp dụng cho công trình cải tạo và đang sử dụng.

2. Nội dung công việc:

– Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế

– Khoan các lỗ khoan (từ 1 đến 3 hàng rào) nằm dọc theo chân tường, cách nhau 30 cm, sâu 20 – 30 cm, rộng phi 14 – 18 mm.

– Bơm thuốc phòng mối xuống các lỗ khoan

– Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

3. Định mức công tác xử lý 1 lỗ khoan hàng rào trong.

II.3. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUỐN, BƠM THUỐC: (MÃ HIỆU B.22)
Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách thuốn lỗ và bơm thuốc chống mối xuống.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các công trình có nền đất là cát hoặc đất xốp.

2. Nội dung công việc:

– Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế

– Đào một lớp đất bám sát chân tường bên ngoài với kích thước rộng 40cm, sâu 10cm. Sau đó dùng máy hoặc các dụng cụ thủ công để thuốn các lỗ (từ 1 đến 3 hàng), lỗ thuốn có đường kính 14-18 mm với độ sâu từ 30 – 40cm. Lỗ thuốn cách nhau 30 dọc theo chân tường. Vừa thuốn ta vừa bơm dung dịch thuốc phòng mối xuống các lỗ thuốn.

– Sau khi xử lý xong lấp đất hoàn trả mặt bằng ở vị trí vừa xử lý.

3. Định mức tính cho 1 m:

III. CÔNG TÁC XỬ LÝ MẶT NỀN CÔNG TRÌNH:
III.1. PHÒNG MỐI NỀN CÔNG TRÌNH XÂY MỚI (MÃ HIỆU B.30)
– Nền đất tự nhiên bên trong công trình được xử lý phòng mối bằng thuốc bột hoặc dung dịch.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền.

2. Nội dung công việc:

– San lấp nền công trình bằng hoặc gần bằng cốt thiết kế (Phần việc này do bên xây dựng thực hiện)

– Nhặt bỏ các loại tạp chất có chứa Xenlulô như mùn rác, rễ cây, mảnh gỗ tạp…

– Rải (hoặc phun) thuốc phòng mối lên toàn bộ mặt nền.

– Ở khu vực có mức độ xâm hại của mối cao, trong đất có nhiều tàn dư thực vật, chất thải xenlulô (Ví dụ: khu đất trước đây là bãi rác) hoặc được san lấp bằng nguồn đất có nhiều mối (ví dụ: đất đồi), nếu dùng thuốc bột phải tăng cường phun thêm dung dịch EC hoặc Map Boxer 30EC lên nền công trình trước khi rải lớp thuốc PMs 100 bột, thuốc Wopro2 10FG với định mức từ 0,5 – 1,5 lit/m2.

3. Định mức tính cho 01 m2 xử lý phòng mối nền:

III.2. PHÒNG MỐI NỀN CÔNG TRÌNH CẢI TẠO (MÃ HIỆU B.31)
Nền đất tự nhiên bên trong công trình được xử lý phòng mối bằng cách khoan lỗ qua lớp kết cấu nền và bơm dung dịch EC xuống.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình cải tạo không có điều kiện bóc bỏ lớp nền hoặc công trình xây mới nhưng đã đổ bê tông lót.

2. Nội dung công việc:

– Khoan các lỗ khoan theo hình lưới khắp vị trí nền cần xử lý. Các lỗ khoan sâu ≥ 10 cm, cách nhau 30 cm, đường kính 14 – 18 mm.

– Bơm dung dịch thuốc phòng mối dạng EC xuống các lỗ khoan.

– Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

3. Định mức tính cho 01 m2:

IV. CÔNG TÁC XỬ LÝ TƯỜNG, PHẦN MÓNG CÔNG TRÌNH (MÃ HIỆU B.40)
Phần tường, móng công trình được phun dung dịch phòng mối dạng EC lên bề mặt.

1. Điều kiện áp dụng:
Áp dụng cho công trình xây mới và công trình cải tạo.

2. Nội dung công việc:

– Xác định khu vực cần phun xử lý phòng mối

– Chuẩn bị thang hoặc dàn giáo (trong trường hợp phun tường).

– Phun dung dịch phòng mối dạng EC lên bề mặt cho ngấm kỹ

3. Định mức tính cho 1 m2:

V. CÔNG TÁC XỬ LÝ PHÒNG MỐI SÀN CÁC TẦNG: (MÃ HIỆU B.50)
1. Điều kiện áp dụng:

áp dụng cho công trình xây mới hoặc cải tạo có bóc bỏ lớp gạch lát và đồng thời thuộc một trong các loại công trình sau: công trình nằm khu vực có mức độ xâm hại của mối cao; công trình có nhiều kết cấu gỗ lát sàn, ốp tường; công trình đặc biệt như: Nhà lưu trữ, tàng thư…

2. Nội dung công việc:

– Xác định khu vực cần phun xử lý phòng mối

– Vệ sinh sàn trước khi phun thuốc

– Phun dung dịch phòng mối dạng EC lên bề mặt.

3. Định mức tính cho 1 m2:

VI. XỬ LÝ PHÒNG MỐI CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN NỀN CÔNG TRÌNH (MÃ HIỆU B.60)
Một số vị trí đặc biệt như các đường ống kỹ thuật, dây cáp đi qua nền công trình, các khe phòng lún, sàn panen cần phải được xử lý tăng cường thuốc vì mối thường lợi dụng các vị trí này để xâm nhập công trình.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho tất cả các trường hợp nếu điều kiện mặt bằng cho phép.

2. Nội dung công việc:

– Tại các vị trí nền có các đường ống, dây cáp đi từ nền lên phần trên của công trình: tăng cường rải thuốc PMS hoặc phun dung dịch EC tại vị trí nền đất có đường ống đi qua

– Tại các vị trí hào có các đường ống, dây cáp đi qua: Tăng cường định mức thuốc xử lý hào phòng mối tại vị trí đó.

– Các khe phòng lún: Rải thuốc bột hoặc phun dung dịch EC dọc theo khe phòng lún.

– Sàn panen: phun dung dịch EC vào bên trong khoang rỗng của panen

3. Định mức:

VII. XỬ LÝ PHÒNG CHỐNG MỐI VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHO GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC: (MÃ HIỆU B.70)
Các loại vật liệu này không chỉ là đối tượng phá hoại của mối mà còn cả các loại côn trùng khác như: các loài mọt, xén tóc…, do đó khi sử dụng đều phải được xử lý bảo quản. Có nhiều phương pháp xử lý tương ứng với chủng loại, yêu cầu và mục đích sử dụng

1. Định mức cho công tác xử lý gỗ tính theo phương án xử lý:

VIII. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BẢO TRÌ PHÒNG MỐI (MÃ HIỆU B.80)
Hệ thống bảo trì phòng mối là các đường ống nhựa nối liền nhau, nằm trong hào phòng mối, thân ống được khoan lỗ và nối với các đầu chờ bơm thuốc, định kỳ bơm thuốc sẽ có tác dụng như xử lý hào phòng mối mà không gây ảnh hưởng tới việc sử dụng công trình.

1. Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho các công trình xây mới hoặc cải tạo có dỡ bỏ lớp nền, đặc biệt cần thiết cho các công trình như thư viện, kho lưu trữ và trụ sở làm việc

2. Nội dung công việc:

Hệ thống bảo trì được lắp đặt bằng ống nhựa D25. Đường ống bảo trì là hệ thống đường ống chạy trong lòng hào (một hoặc 2 đường song song), Cách chân tường 10cm, cách cốt lấp cát/cốt đổ bê tông 5-10cm. Lắp các đường dẫn và đầu bơm nối với đường ống chính, cự ly 8 đến 10 m/1 dầu bơm. Đầu bơm được bịt bằng nút bịt có ren trong, mục đích đảm bảo ngăn vật khác vào ống bảo trì qua đâu bơm gây tắc trong và dễ dàng sử dụng khi bơm thuốc bảo trì. Trên đường ống chính tiến hành khoan các lỗ nhỏ cách nhau 10 – 20 cm, bịt vật liệu chống tắc phía ngoài đường ống.

3. Định mức cho 100m đường ống

Contact Me on Zalo
096 990 1331